Chết giống như là cởi bỏ bộ quần cũ, đi đầu thai chuyển nghiệp giống như mặc bộ đồ mới khác, nên khi thân xác đã đến thời hoại diệt thì dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức.
Hầu hết các gia đình đều suy nghĩ, trăn trở khi chọn lựa giữa hình thức địa táng hay hỏa táng khi người thân, ông bà, cha mẹ qua đời bởi mỗi hình thức lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy theo niềm tin tôn giáo, niềm tin tâm linh, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, phong tục tập quán của quê hương mà mỗi người sẽ có quyết định riêng. Người thì cho rằng hỏa táng là cách tốt nhất cho cả người mất và người sống nhưng người khác lại quan niệm rằng địa táng mới đúng đắn vì đó là phong tục lưu truyền tự ngàn đời thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài viết này được tổng hợp từ nhiều sách phật giáo cũng như các sư tăng, các chuyên gia để đưa đến thông tin một cách khách quan nhất cho người đọc về hỏa táng qua góc nhìn của Phật Giáo.
Hỏa táng có ảnh hưởng đến phước đức con cháu đời sau hay không?
Hỏa táng (hỏa thiêu, thiêu) là hình thức dùng lửa để thiêu xác người đã mất thành tro, cốt. Sau đó dùng bình hoặc hũ để chứa đựng tro cốt đó và trao lại cho thân nhân. Tùy theo từng nơi hoặc ước nguyện của người đã khuất mà phần tro cốt này được cất giữ khác nhau. Có thể là bình tro sẽ được thờ ở nhà, chùa, khu thờ cúng của nghĩa trang hoặc chôn xuống đất, rải xuống sông, hồ, đồi núi,…
Hỏa táng còn nhiều hiểu nhầm và định kiến: Hỏa táng là bất hiếu với tổ tiên, là giết chết cha mẹ lần nữa vì khi thiêu linh hồn sẽ rất nóng hay hỏa táng sẽ ảnh hưởng đến việc siêu thoát của người mất làm ảnh hưởng đến phước đức đời sau của con cháu. Việc này theo các nhà nghiên cứu, nó không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc người quá cố có độ trì cho người sống hay không là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ.
Hỏa táng dưới góc nhìn của Phật Giáo
Thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành nên khi đã trút hơi thở cuối cùng thì trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Vì thế nhà Phật coi thân xác là vật tạm bợ như chiếc áo “Sinh như đắp chăn bông. Tử như cởi áo hạ”. Chết giống như là cởi bỏ bộ quần cũ, đi đầu thai chuyển nghiệp giống như mặc bộ đồ mới khác, nên khi thân xác đã đến thời hoại diệt thì dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức.
Trong phóng sự “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu” tập 3, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ: “Về chuyện này, thầy đã dặn các đệ tử của thầy rồi: Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung. Vui lắm”.
Phật giáo chỉ chú trọng vào nghiệp thức nhằm khuyến cáo người đời lánh xa điều ác, năng làm việc lành để khi chết tái sinh vào cõi thánh thiện. Xét trên nhiều phương diện hỏa táng có phần ưu việt, tân tiến và tốt hơn so với địa táng thông thường.
Vậy hỏa táng có gì tốt so với địa táng?
1. Tiết kiệm chi phí: Tổng chi phí cho một ca hỏa táng hiện nay hết khoảng 11-12 triệu đồng. Từ năm 2010, nhằm khuyến khích người dân hỏa táng, thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ đã hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng/ca. Nhiều xã cũng hỗ trợ 1 triệu đồng/ca nên thực tế người dân chỉ cần trả 6-8 triệu đồng. Mức chi phí này thấp hơn nhiều so với các khoản chi cho hình thức hung táng – cải táng.
2. Tiết kiệm thời gian: Công nghệ hỏa táng có thể rút ngắn thời gian hỏa táng còn 60-90 phút mà vẫn giữ nguyên hài cốt tới 90% của người mất. Đào sâu chôn chặt một lần giúp người mất yên an, nghỉ ngơi vĩnh hằng đồng thời gia đình cũng không cần lo đến việc cải táng ghê rợn.
3. Không gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường: Trong lò thiêu, nhiệt độ lên tới 1000*C. Các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ được tiêu diệt hoàn toàn. Nhờ vậy, không còn mầm bệnh lây lan ra môi trường hay ngấm sâu vào đất, phát sinh ra nguồn nước.
4. Giúp cho hương linh người mất dễ đầu thai, siêu thoát: Theo quan niệm tâm linh, con người có hai phần xác và hồn, nhà Phật gọi đó là thân tứ đại và thần thức. Sau khi chết, nên hoa tang để người chết không mượn xác thân của mình để hiện ra nữa và không còn quyến luyến thân xác cũ từ đó dễ đầu thai, siêu thoát hơn.
Tuy vậy, hình thức hỏa táng cũng có 1 số bất cập nhất định, các lò thiêu khi hỏa táng thải một lượng lớn khí thải và khói ra môi trường gây ô nhiễm cho các vùng lân cận xung quanh cũng như người sử dụng dịch vụ. Để khắc phục vấn đề này, nhiều Đài hóa thân hiện đại đã áp dụng công nghệ hỏa táng tân tiến để giảm thiểu tối đa tình trạng mùi, khói, thời gian chờ đợi dài của phương thức hỏa táng cũ.
Đài Hóa Thân Thiên Đức là một trong những đơn vị đầu tiên mang công nghệ hỏa táng của Nhật và Thụy Điển về Việt Nam. Nổi bật với đặc điểm: không khói, không mùi, không mất thời gian đồng thời bảo toàn đến 80% xương người mất. Theo chính sách khuyến khích của nhà nước, đài hóa thân Thiên Đức đang áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đối với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận vì thế giá hỏa táng tại Thiên Đức được đánh giá là sự lựa chọn kinh tế.
Trong thời gian chờ đợi hỏa táng, người nhà có thể nghỉ ngơi tại các khu dịch vụ tiện nghi cùng thiên nhiên xanh mát giúp giảm bớt phần nào mệt mỏi mang đến an tĩnh trong tâm hồn để nhớ thương và tiễn đưa người thân yêu của mình. Đài hóa thân hoàn vũ Thiên Đức được thiết kế với hy vọng với chất lượng dịch vụ năm sao, cảnh quan thiên nhiên gần gũi sẽ phần nào khiến quý khách hàng cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi chia tay người mất.
Nguồn: Theo Phatgiao.org
Công viên Tưởng niệm Thiên Đức luôn sẵn sàng lắng nghe mong muốn của Quý khách
Liên hệ với chúng tôi để cập nhật bảng giá mới nhất: 1800 88 88 66
Tìm hiểu thêm về sản phẩm mộ phần: Tại đây
Các dịch vụ hỏa táng – tang lễ: Tại đây
Đăng ký chuyến đi thăm mộ miễn phí Thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần: 1800 88 88 66